Tin Tức


Cách vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Khá giống với những tỉnh và thành phố địa phương khác, công việc vận chuyển hàng hóa sẽ bao gồm hai con đường hợp pháp, đó là vận chuyển con đường chính ngạch và tiểu...

Xem chi tiết


Bài viết Trang chủ

DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TRỌN GÓI – TTL LOGISTICS Doanh nghiệp bạn muốn XNK hàng hóa nhưng không muốn tự làm thủ tục, vì: - Khó khăn trong quá trình làm thủ tục...

Xem chi tiết


Nhập hàng đường biển tại Tân Thành Logistics không khó

Để giúp các đơn vị bán buôn tại Việt Nam tiếp cận được với những xưởng sản xuất, nhà cung cấp uy tín hàng đầu ở Trung Quốc, TTL logistics mang đến dịch vụ nhập và vận chuyển...

Xem chi tiết


Tỷ giá Nhân dân tệ xuống thấp nhất 11 năm do thương chiến leo thang

Tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sáng 26/8 thiết lập một mức đáy mới của 11 năm so với đồng USD, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang mạnh. Theo dữ...

Xem chi tiết


Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất (China International Import Exposition - CIIE 2018) tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 4 - 5/11/2018. Đây là một trong 4 sự kiện đối ngoại lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2018.

Chuyến tham dự hội chợ lần này thể hiện sự quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, qua đó thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định.

 

thuc day hop tac kinh te - thuong mai viet nam - trung quoc hinh 1
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Q.H/Soha)

 

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt một số tiến triển mới. Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước nhất trí kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định.  

Quan hệ giữa hai Đảng tiếp tục được tăng cường với nhiều chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Giao lưu, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nhân Đại Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp Trung Quốc và giữa các Bộ, ngành tiếp tục được đẩy mạnh. Giao lưu hữu nghị giữa các địa phương diễn ra sôi động.  

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước đang phát triển tích cực. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại và du lịch lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc trên thế giới. Tính riêng 9 tháng năm 2018, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt trên 76 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm ngoái, với số vốn đầu tư tại Việt Nam là 2,17 tỷ USD, lần đầu tiên Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn thứ tư trong năm của Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam và 9 tháng qua đã có 3,8 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam.

Việc Việt Nam tham gia Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh quốc gia, tăng cường xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch. Nhất là khi Hội chợ lần này, ngoài sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, còn có sự tham gia của 17 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước ở các châu lục.

Đặc biệt, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc đã mời chọn Việt Nam là 1/12 quốc gia danh dự cho kỳ Hội chợ lần đầu tiên (ở châu Á có 3 quốc gia được lựa chọn là Việt Nam, Indonesia, Pakistan).

Với dự kiến tổ chức định kỳ hàng năm, Hội chợ là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của Trung Quốc với mục tiêu mở cửa thị trường Trung Quốc ra thế giới, tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận thị trường 1,3 tỉ dân, góp phần thúc đẩy sáng kiến “Vành đai - Con đường” cũng như quá trình toàn cầu hóa.

Hội chợ lần này có khoảng 3.000 doanh nghiệp của khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đối với Việt Nam, trong vai trò là cửa ngõ của ASEAN trong quá trình thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, cầu nối giữa Cộng đồng kinh tế ASEAN và Trung quốc, Hội chợ là sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch quan trọng giúp tăng cường liên kết với các nước trong khu vực, khai thác tối đa lợi ích do Khu vực tự do mậu dịch ASEAN - Trung Quốc đem lại. Đây cũng là dịp để tìm kiếm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam sang Trung Quốc và các nước ASEAN, cũng như của các nước ASEAN sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Việt Nam.

Cùng với quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam tới Trung Quốc và các nước trên thế giới, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và mở rộng kinh doanh; thúc đẩy xây dựng các kênh xuất khẩu chính ngạch ổn định sang thị trường Trung Quốc.

Hội chợ gồm Khu trưng bày các gian hàng quốc gia và Khu triển lãm doanh nghiệp. Khu trưng bày các gian hàng quốc gia giới thiệu các thành tựu thương mại, đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, công nghiệp, du lịch cũng như các sản phẩm mang tính đại diện, đặc trưng của quốc gia tham dự. Khu triển lãm doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp trưng bày hàng hóa, dịch vụ để tìm kiếm đối tác kinh doanh và đầu tư có quy mô trên 210.000 m2, gồm khu vực thương mại hàng hóa với 6 ngành hàng chính gồm: thiết bị công nghệ thông minh, điện tử gia dụng, công nghiệp xe hơi, phụ kiện và hàng tiêu dùng, nông sản và thực phẩm, thiết bị y tế và sản phẩm chăm sóc sức khỏe; khu vực thương mại dịch vụ dành cho 5 lĩnh vực gồm du lịch, công nghệ mới nổi, văn hóa và giáo dục, thiết kế sáng tạo và dịch vụ thuê mua.

Có thể nói việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự CIIE 2018 thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đối với sự kiện, đồng thời thể hiện sự coi trọng phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh với Trung Quốc, mong muốn cùng Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại phát triển bền vững; khuyến khích các bộ, ngành và địa phương hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi; ủng hộ lẫn nhau trong việc tổ chức các sự kiện lớn ở mỗi nước./.

 
 

Xem chi tiết


Kinh tế Trung Quốc đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến

 Nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”. Và trong điều kiện cuộc xung đột thương mại với Mỹ leo thang, cùng với việc năm nay các khoản vay doanh nghiệp trở thành đắt hơn. Nền kinh tế Trung Quốc có thể đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến trước đó.

 Kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”.

Kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”.

Theo các nhà phân tích kinh tế Nga thuộc Tập đoàn tài chính quốc tế Tele Trade, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục “chững lại” dưới tác động của những nỗ lực giảm nợ công quá mức, cũng như của việc xung đột thương mại với Mỹ leo thang.

Theo Cục thống kê nhà nước Trung Quốc, trong tháng 07/2018, mức tăng sản lượng công nghiệp Trung Quốc tương đương với tăng trưởng 6% năm. Bằng mức tăng trưởng công nghiệp tháng 06/2018. Trong khi các nhà phân tích độc lập được Hãng tin Reuters phỏng vấn, dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ là 6,3%.

Doanh số bán lẻ trong tháng Bảy tăng 8,8%. Trong khi các nhà phân tích đã dự đoán tăng trưởng doanh số bán lẻ sẽ là 9,1%, sau mức tăng 9% trong tháng Sáu.

Đầu tư vào tài sản cố định trong giai đoạn các tháng từ 01 đến 07/2018 tăng 5,5%, so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, đây là tốc độ tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định là thấp nhất, kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1999. Trong khi theo dự báo, tốc độ tăng trưởng đầu tư phải là 6%, như trong các tháng từ 01 đến 06/2018.

Kinh tế Trung Quốc đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến  - ảnh 1
Nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, trong khi Bắc Kinh tiếp tục chuẩn bị cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ. 

Tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố của Trung Quốc trong tháng Bẩy đã tăng lên 5,1%, từ mức 4,8% trong tháng Sáu.

Có thể nói là nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, trong khi Bắc Kinh tiếp tục chuẩn bị cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ. Vừa qua, để hóa giải những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, chính phủ  Trung Quốc hứa sẽ nới lỏng tín dụng cho các công ty nhỏ và hỗ trợ (phát hành trái phiếu) việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, để các biện pháp này bắt đầu có hiệu quả, sẽ còn mất khá nhiều mất thời gian. Những dữ liệu của phát triển kinh tế ngày hôm nay, cùng với sự suy giảm trong tăng trưởng tín dụng. Sẽ làm tăng áp lực đối với chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Có thể họ sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều, để duy trì tăng trưởng kinh tế. Hàng Thông tấn Bloomberg nhận định.

Mặt khác, tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân có những biểu hiện tích cực. Trong tháng Bẩy, tăng trưởng đầu tư của khu vực này là 8,8%, so với tăng trưởng 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2018. Hiện nay, đầu tư tư nhân chiếm khoảng 60% tổng đầu tư ở Trung Quốc.

Đồng thời, chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước cũng tăng ở mức tối thiểu kể từ năm 2004, khi các dữ liệu này còn tiếp cận được. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục. Lý do là vì chính phủ tăng cường kiểm soát các công ty nhà nước. Như là một phần của những nỗ lực liên tục, được thực hiện nhằm làm chậm sự tăng trưởng của nợ công quốc gia.

Tăng trưởng đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong bảy tháng đầu năm 2018 đã giảm xuống còn 5,7%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2014. Trong các tháng 01 đến 06/2018, tăng trưởng đầu tư vào cơ sở hạ tầng là 7,3%.

Những tính toán của Hãng tin Reuters cho thấy, các khoản đầu tư vào bất động sản trong tháng Bẩy tăng 13,2% tính theo kỳ hạn năm. Kể từ tháng 10/2016, đây là mức tăng trưởng cao nhất, sau khi tăng 8,4% trong tháng Sáu.

Kinh tế Trung Quốc đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến  - ảnh 2
 

Theo các chuyên gia Tập đoàn Tele Trade, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ghi nhận sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn. Nhưng đồng thời họ cảnh báo rằng, đối với kinh tế Trung Quốc, các mối đe dọa từ bên ngoài đã tăng lên. Điều này dẫn đến rủi ro tổng thể là tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi.

Trong năm nay IMF dự kiến, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,6%. So với mức tăng trưởng GDP là 6,9% trong năm 2017.

Bình luận về những số liệu này, bà Anastasia Ignatenko chuyên viên phân tích hàng đầu của Tập đoàn TeleTrade cho biết:

"Cả ba chỉ số (doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư) ở Trung Quốc đều thấp hơn so với dự báo tháng Bẩy. Và nếu sản xuất công nghiệp còn duy trì được ở mức 6% của tháng Sáu. Thì doanh số bán lẻ và đầu tư giảm so với tháng trước: từ 9% xuống 8,8% và từ 6% xuống 5,5% tương ứng. Trong khi đó ở Trung Quốc, tỷ lệ tăng đầu tư vào tài cố định đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 năm.
     Còn nói về cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ của Trung Quốc. Tất cả đều nhận thức rõ ràng rằng, thứ nhất, đây là một chiến lâu dài. Thứ hai, cũng rất rõ ràng rằng, không bên nào có ý định nhượng bộ. Vì vậy, chúng ta không nên chờ đợi một kết thúc nhanh chóng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung này. Ngay dù cho kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu suy thoái".

Xem chi tiết


Hỗ trợ trực tuyến

VP: X4 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 0906201138 Ms Nga
      0904675356 Ms Xuyến

 

Thống kê truy cập

Đang online : 1

Hôm nay : 8

Tổng số lượt truy cập : 203139